Được tạo bởi Blogger.
RSS

Mua thẻ garena thanh toán bằng thẻ visa, mastercard

Với sự ra đời của  hàng loạt các trang web thương mại điện tử, đây là hình thức mua bán online phổ biến nhất hiện nay, thế nhưng không phải website nào cũng đáng tin cậy để game thủ chọn để mua thẻ điện thoại, thẻ game online.Mình muốn giới thiệu cho các bạn website đáng tin cậy để mua thẻ, đã được rất nhiều game thủ tin dùng đó chính là trumthe.com.
Trumthe.com - website chuyên bán online các loại thẻ game online, thẻ điện thoại online giá rẻ, tiện lợi, uy tín và an toàn, đạt chuẩn quốc tế. Nhờ vào đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp được đào tạo tại nước ngoài cùng các nhân viên hỗ trợ nhiệt tình luôn túc trực 24/24 sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Thẻ Garena là loại thẻ do Garena Việt Nam phát hành, dùng để nạp và chơi các game online của Việt Nam như: Liên minh huyền thoại, FiFa 3, … Tại Trumthe.com, thẻ Garena có 2  mệnh giá cho bạn lựa chọn: Thẻ Garena  200, thẻ Garena 500



Ngoài ra, trumthe.com còn đang bày bán nhiều loại thẻ online với đủ mệnh giá của nhiều nhà phát hành khác nhau như: thẻ game online: thẻ Zing, thẻ Garena, thẻ Vcoin, thẻ Oncash, thẻ @cash,…và thẻ điện thoại online như: thẻ Viettel, thẻ MobiFone, thẻ Vinaphone, …

Nếu bạn muốn mua thẻ Garena online qua Visa đơn giản và tiện lợi tại trumthe.com khi cầm trong tay chiếc thẻ Visa? Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách mua thẻ Garena online qua Visa tiện lợi, nhanh chóng đến bất ngờ mà chỉ trumthe.com mới có:
-                     Đầu tiên, bạn hãy truy cập trumthe.com, đăng ký một tài khoản  bằng cách nhập thông tin của mình vào các form sẵn có nhé.
-                     Sau khi đăng ký thành công, hệ thống sẽ tự động login vào trang chủ cho bạn, bạn chỉ cần click vào “Mua”  thẻ Garena online bạn muốn mua để cho chúng vào đơn hàng. Bạn có thể thay đổi số lượng cũng như loại thẻ bạn muốn mua trong bước này.
-                     Sau đó, đến bước thanh toán, bạn chọn thanh toán qua cổng thanh toán onecom đây là phương thức mua thẻ qua Visa hay Mastercard mà trumthe.com hỗ trợ.
-                     Cuối cùng, nhân viên chúng tôi sẽ gửi mã thẻ cho bạn, chỉ cần check mail hoặc click “Lấy thẻ” ngay trên website là nhận được thẻ Garena online ngay.
Cách mua thẻ Garena online qua Visa tại trumthe.com vô cùng đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm thẻ Garena online tại bất cứ nơi đâu.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

TRUMTHE.COM: Muôn chuyện về thế giới game thủ trong năm 2014

Trumthe.com website bán thẻ game online,bán thẻ điện thoại online,giao dịch items,giao dịch account game an toàn và uy tín cho các bạn game thủ Việt ở nước ngoài,thanh toán qua Paypal,thanh toán bằng credit card,debit card hoặc chuyển khoản Commonwealth Bank (đối với khách hàng ở Australia)
 

Cuộc chiến đang diễn ra? Làm sao để được chơi liên tục mà không lo hết tiền trong tài khoản? 

 
Zing Game, VTC Game, SOHA Game, FPT Game - những nhà phát hành game hàng đầu đang thu hút hàng triệu thành viên chơi mỗi ngày. Và trumthe.com ra đời, đáp ứng cho game thủ về khâu tài khoản - mua thẻ game online chỉ trong 3 phút.
 
Tiếp tục ngay cuộc chơi đang hồi gay cấn. Mua thẻ game ngay trên máy tính. Đơn giản hơn và nhanh chóng hơn. Chúng tôi có các loại thẻ như: thẻ điện thoạithẻ zingzing xuthẻ gatethẻ vcointhẻ oncash đa năngthẻ garena...
 
Trumthe.com thực sự là một giải pháp tuyệt vời. Dịch vụ mua thẻ game trực tuyến nhanh chóng, tiện lợi và cực rẻ của trumthe.com đã giúp hàng triệu khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

Các “gamer chính hiệu” ở Mỹ bỏ ra trung bình 22h/tuần cho niềm đam mê của mình, vậy còn bộ phận gamer ở Việt Nam thì sao? Mỗi tuần các bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian để chơi game?

8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già
Thời gian và tuổi tác chắc chắn không thể ngăn được tình yêu của chúng ta đối với game, tuy nhiên nó sẽ phần nào khiến chúng ta phải thay đổi phương pháp chơi bởi vấn đề sức khỏe dần suy yếu. Thời gian gần đây, tôi dành nhiều thời gian chơi Diablo III: Reaper of Souls và nhận ra một điều rằng mình đã “quá già” để có thể trải nghiệm game như trước đây.
8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già 1
Các bạn game thủ có lúc nào cảm thấy như vậy không? Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy rằng bạn thực sự không còn quá trẻ trung cho thế giới game rộng lớn và đầy thử thách nữa.
1. Vận động duỗi cơ là cần thiết
Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng bạn đã có tuổi do các phần xương cốt, cơ cử động đã không còn mềm dẻo để có thể ngồi lì một chỗ chơi game trong khoảng thời gian dài.
2. Chơi game xuyên đêm mà không cần ngủ
8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già 2
Chơi liền một mạch 8 tiếng hết cả đêm vốn không phải là chuyện gì quá to tát khi bạn còn trẻ. Tuy nhiên giờ nó như một hình thức tra tấn vậy, hơn nữa việc chơi cả đêm sẽ khiến bạn phải ngủ bù vào hôm sau và có thể gây ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống.
3. Mua game bản quyền không phải chuyện xa vời
Hồi còn là học sinh – sinh viên, cái giá 60 USD cho một tựa game bản quyền có lẽ là chuyện viễn tưởng mà tôi chả bao giờ dám nghĩ tới. Nhưng giờ đây, kể cả là 85 USD cho một phiên bản collector’s edition của một sản phẩm mà tôi yếu mến thì cũng chả là gì. Tất nhiên, tiền lương hàng tháng có thể còn phải để trả tiền thuê nhà, mua vật dụng tất yếu cho cuộc sống, nhưng nó sẽ còn được dùng để chi tiêu cho game nữa.
8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già 3
4. Lo lắng về việc có thời gian chơi game
Thực tế cũng thật phũ phàng khi lúc bạn có thể mua và tải về cả đống game thì bạn có thể lại chẳng còn chút thời gian nào để chơi chúng. Công việc, cha mẹ, người yêu, con cái, thậm chí vật nuôi trong gia như chó, mèo, và rồi các mối quan hệ trong xã hội… tất cả những thứ đó thường âm mưu tách bạn ra khỏi cỗ máy tính hay console thân yêu. Và rồi có lúc bạn chỉ muốn gào lên “Khi nào tôi được chơi game?”.
5. Bị trẻ con cho “no đòn”
Khi mà bạn thường phải làm việc 9 đến 10 tiếng mỗi ngày (bao gồm cả thời gian đi lại), dường như đã chẳng còn đủ thời gian để bạn ăn uống, ngủ nghỉ chứ đừng nói tới lúc bạn được mài dũa tay nghề. Lúc này, bạn là ai mà đòi đấu đá với lũ thanh niên nghịch như quỷ, cúp cua buổi học để gào thét qua microphone và uống nước tăng lực như điên?
8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già 4
6. Hầu hết pro gamer đều quá trẻ so với bạn
Lấy ví dụ ở trong một giải đấu League of Legends phổ thông hiện nay ở Trung Quốc, có rất nhiều gamer tham gia còn rất trẻ khi được sinh ra khoảng thời gian 1995 – 1996, vậy mà họ đã chơi pro trong vài năm. Nhìn thấy họ rồi ngẫm lại bản thân, bạn sẽ thấy mình cũng đã có chút tuổi tác rồi đấy.
7. Farm đồ trong thế giới ảo mang lại thử thách chả kém đời thực
Kể cả khi bạn đã né được lũ trẻ năng động và hòa mình vào những tựa game ít cạnh tranh hơn, bạn lại nghĩ tới việc cầy cuốc để phục vụ mục đích gì. Chẳng phải những thành tựu trong cuộc sống thực như một căn nhà, xe ô tô và lập gia đình đã là quá đủ để gánh rồi sao?
8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già 5
8. Bạn tự hỏi tại sao bạn vẫn chơi game
Chắc chắn ai cũng sẽ trải qua những lúc như vậy. Cuộc sống thực thật lắm thử thách. Nó ngốn thời gian và còn khó nhằn hơn mọi MMORPG hay game console mà bạn đã từng chơi. Bởi không giống như trong game, bạn có thể bỏ dở giữa chừng nếu muốn, còn cuộc sống thì không có thanh chỉnh độ khó, không cheat code, không cập nhật vá lỗi và nó không bao giờ dừng lại.
8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già 6
Nhưng rồi bạn lại nhớ ra một điều đơn giản rằng: bởi vì bạn yêu game.
Gamer là nhóm người có ý thức xã hội cao và sáng tạo
Trong vài năm trở lại đây, khắp nơi thế giới đang trải qua một cơn bão game casual trong bộ phận “người bình thường”, nhưng cái nhìn điển hình về bộ phận gamer vẫn mang tích tiêu cực nhiều hơn, họ vẫn thường bị liệt vào một nhóm người kỳ quái, lập dị và khác thường.
Tuy nhiên, một cuộc khảo sát trên 1,000 người Mỹ trưởng thành được thực hiện bởi LifeCourse Associates đã cho thấy rằng chính bộ phận gamer mới là những người có tính xã hội cao hơn các nhóm người khác (non-gamer), hơn nữa họ thường có trình độ học vấn, giáo dục và giàu có hơn.
Gamer là nhóm người có ý thức xã hội cao và sáng tạo 1
Dựa theo kết quả từ nghiên cứu của LifeCourse, có 57% game thủ (nhóm này gồm bất kỳ ai có chơi game trên các thiết bị kỹ thuật sô trong ít nhất 2 tháng liên tiếp) đồng thuận với ý kiến rằng: “Bạn bè là những người quan trọng nhất trong cuộc đời mình”, cao hơn hẳn so với tỷ lệ 35% ở nhóm non-gamer, và 82% gamer còn chia sẻ rằng việc dành thời gian cho gia đình luôn là yêu tiên hàng đầu, so sánh với 68% ở nhóm non-gamer.
Hơn nữa, game thủ cũng là nhóm người có bằng cấp đại học nhiều hơn (43% so với 36%) và họ thường có cái nhìn lạc quan về sự nghiệp bản thân hơn, với 67% tỏ ra “cực kỳ tích cực” so với 42% non-gamer; 45% gamer nói họ đang làm nghề mà mình mong muốn so với 37% non-gamer, và 65% gamer còn tự nhận rằng “mình có tính sáng tạo hơn hầu hết người khác”, so với 43% ở nhóm đối lập.
Gamer là nhóm người có ý thức xã hội cao và sáng tạo 2
Không có bất ngờ gì khi gamer thường là bộ phận sành đồ công nghệ, với 68% người sở hữu một hệ thống console trong nhà, so với 12% ở nhóm non-gamer, và 61% gamer có tablet, so với 29% non-gamer. Thêm nữa, 82% gamer thường sử dụng smartphone của họ để truy cập vào các kênh truyền thông xã hội, so với 58% non-gamer.
Thú vị hơn là bản khảo sát của LifeCourse còn đưa ra kết quả cho thấy gamer là những người có “ý thức xã hội” hơn, với 76% người đồng ý với việc “có một tác động tích cực đối với xã hội là rất quan trọng”, so với 55% non-gamer. Họ cũng là nhóm người thường thể hiện tinh thần của mình bằng cách trực tiếp/gián tiếp ủng hộ những công ty có chiến lược kinh doanh vì các vấn đề xã hội.
Gamer là nhóm người có ý thức xã hội cao và sáng tạo 3
Ngoài ra, câu chuyện thế giới game chỉ dành cho đàn ông cũng đã không còn đúng ở thời điểm này nữa, bản khảo sát cho biết tỷ lệ chênh lệch giữa gamer nam và gamer hiện nay là không nhiều với 52% và 48%.
Những số liệu trong từ bản khảo sát của LifeCourse có thể cho chúng ta thấy được phần nào thế giới game ở một khu vực phát triển như Mỹ, tuy nhiên chắc chắn chúng khó có thể chính xác cho những nước trong khu vực châu Á ví như Việt Nam.
Game thủ không chỉ còn là những "trẻ trâu"
Gần đây, Hiệp hội phần mềm giải trí của Mỹ (viết tắt: ESA) có phát hành một bản báo cáo có tên “ Những sự thật thiết yếu về ngành công nghiệp game và máy tính”, trong đó có nhiều dạng số liệu rất thú vị và thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn.
Bản báo cáo chỉ ra rằng, 59% người dân Mỹ chơi game và mỗi hộ gia đình trung bình có ít nhất 2 gamer. “Người dân ở mọi lứa tuổi đều chơi game”, ông Jason Allaire, đồng giám đốc của Gains Through Gaming Lab, chia sẻ trong bản báo cáo. “Hiện nay, không có cái gọi là ‘gamer điển hình’ nữa, nhưng thay vào đó thì một người chơi game ngẫu nhiên có thể chính là người ông, sếp, hay thậm chí là thầy giáo của bạn”.
Game thủ không còn chỉ là
Số liệu từ bản báo cáo của ESA
Bên cạnh đó, lượng gamer cũng ngày càng lớn tuổi và có sự tham gia đông đảo từ phái yếu. Theo phản ánh từ dữ liệu của ESA, độ tuổi trung bình của người chơi game tại Mỹ là 31. Trên thực tế, số lượng gamer ở độ tuổi trên 36 còn nhiều hơn cả bộ phận trong lứa tuổi thanh niên từ 18 đến 35 hay độ tuổi thiếu niên dưới 18. Các gamer chủ yếu vẫn mang giới tính nam nhưng không quá chênh lệch với 52% cho phái mạnh, và 48% là phái yếu. Từ năm 2012 đến năm 2013, số lượng gamer nữ ở độ tuổi trên 50 đã tăng 32%.
Game thủ không còn chỉ là
Ảnh minh họa
Về phương diện họ chơi game như thế nào, chủ yếu người dân Mỹ vẫn sử dụng và ưa chuộng hệ thống console. Mỗi gia đình tại Mỹ đều có sở hữu ít nhất một thiết bị console, PC hay smartphone, nhưng 68% trong số đó thường xuyên chơi game trên console, so sánh với 53% trên smartphone. Mặc dù có sự chênh lệch đó, lĩnh vực game trên smartphone vẫn đạt tăng trưởng 22% so với năm 2012.
Game thủ không còn chỉ là
Số liệu từ bản báo cáo của ESA
Thể loại game hành động và bắn súng vẫn là món ăn được ưa thích hơn cả của gamer thời nay. Báo cáo của ESA cho thấy rằng game hành động chiếm tới 31,9% và game bắn súng là 20% các sản phẩm được bán chạy nhất. Số còn lại được chia cho những thể loại khác như thể thao, nhập vại, đua xe, đối kháng…
Tất nhiên, đây chỉ là kết quả dành cho các game có giá truyền thống từ phần đơn hàng online hay qua những tiệm bán lẻ. Còn nếu nói về thể loại được người dân chơi nhiều nhất thì phải kể tới mảng casual và social game đang ở ngôi đầu với 30%. Thể loại này đặc biệt phổ biến ở các game mobile miễn phí và có mức tăng trưởng 55% từ năm 2012. Theo sát phía sau là các thể loại giải đố, đấu bài với 28%, tiếp đó là đến dòng game hành động, thể thao, chiến thuật và nhập vai với 24%.
Game thủ bỏ ra bao nhiêu thời gian chơi game mỗi tuần?
Ở thời kỳ công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt và phổ biến như ngày nay, bất cứ ai sở hữu một thiết bị di động hay smartphone đều có khả năng được coi là một gamer, do vậy mà chúng ta ngày càng khó phân biệt giữa đâu là một người chơi casual và đâu là gamer hardcore trung thành.
Trong bản báo cáo mới nhất của NPD Group cho thấy, bộ phận “gamer nòng cốt” được diễn tả là những cá nhân dành trên 5 tiếng/tuần để chơi game trên các hệ thống như console, PC hay Mac. Chiếu theo tiêu chuẩn này, nước Mỹ đang có khoảng 34 triệu game thủ chính hiệu, và họ đều bỏ ra khoảng trung bình 22 tiếng mỗi tuần để chơi game.
Game thủ bỏ ra bao nhiêu thời gian chơi game mỗi tuần? 1
Ảnh minh họa
Các gamer chân chính là nguồn huyết thanh của ngành công nghiệp game, họ bỏ ra rất nhiều thời gian để đầu tư vào sở thích tự nguyện của mình”, nhà phân tích Liam Callahan nói. “Với việc thế hệ console mới đã có được một khởi đầu tuyệt vời, chúng ta có thể mong đợi rằng số thời gian dành cho game sẽ được tăng lên khi ngày càng có nhiều gamer mua chúng”.
Bộ phận người chơi hardcore được định nghĩa bằng sở thích của họ đối với các nền tảng truyền thống như PC và console, họ thường có lựa chọn về game ở thể loại hành động, nhập vai, thể thao, MMO… thay vì các thể loại casual, nhưng theo kết quả khảo sát cho thấy, nền tảng mobile đang ngày càng trở nên phổ biến và có đóng góp không nhỏ trong ngành.
Game thủ bỏ ra bao nhiêu thời gian chơi game mỗi tuần? 2
Ảnh minh họa
Bản báo cáo cũng phát hiện ra rằng, các trải nghiệm game multiplayer và online thu hút khoảng 70% nhóm gamer hardcore. Bên cạnh đó, khi được hỏi về phương thức mua game, 74% trong số họ vẫn thích hình thức vật lý (mua hộp đĩa ở các điểm bán lẻ) hơn hình thức kỹ thuật số, nhưng cần lưu ý rằng con số này đã giảm xuống so với 79% trong năm 2013.
Game thủ bỏ ra bao nhiêu thời gian chơi game mỗi tuần? 3
Ảnh minh họa
Những kết quả từ bản báo cáo của NPD Group tỏ ra rất thú vị và nhận được sự quan tâm từ phía truyền thông của nhiều nước cũng có ngành công nghiệp game phát triển trên thế giới. Các “gamer chính hiệu” ở Mỹ bỏ ra trung bình 22h/tuần cho niềm đam mê của mình, vậy còn bộ phận gamer ở Việt Nam thì sao? Mỗi tuần các bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian để chơi game?
Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công
Thực tế hiện nay cho thấy rằng, hạng mục thể thao đang trên đà trở thành nơi có sự chênh lệch về tỷ lệ nam và nữ vận động viên nhất chính là eSports.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra từ ngay những giải đấu eSports lớn trong vài năm gần đây, đại bộ phận các tuyển thủ tham gia rồi giành thắng lợi đều là nam giới, do đó lĩnh vực eSports gần như được mặc định là dành cho phái mạnh và tạo ra 1 rào chắn vô hình đối với phái yếu. Số lượng nữ tuyển thủ đạt được thành tựu 1 chút ở eSports phải nói là rất hiếm.
Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 1
Ảnh minh họa
Dù trước mắt phái nữ vẫn chưa ồ ạt thâm nhập vào lĩnh vực eSports, nhưng lượng gamer nữ tham gia vào những game gần với thể thao điện tử thì ngày càng đông, đặc biệt là các game không có ngưỡng vào quá cao như League of Legends chẳng hạn. Từ khi phong trào online hóa của game thi đấu trở nên cực hot, ngày càng có nhiều cô nương đến từ các game hardcore như World of Warcraft chuyển hướng sang League of Legends và tiếp tục đảm nhiệm vai trò “diệt team”.
Mặc dù như vậy, eSports là một lĩnh vực đầy tính cạnh tranh, có độ kích thích cao và không kém phần vất vả. Dựa theo số liệu điều tra của công ty WellPlayed cho thấy, trong quần thể người hâm mộ eSports, có hơn 90% là nam giới, tuy nhiên điều này không phải là quá tệ, bởi nhiều công ty chả có đến 1 lập trình viên nữ là chuyện thường.
Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 2
Ảnh minh họa
Nếu như game eSports vẫn còn khoảng 10% người hâm mộ nữ cuồng nhiệt cảm nhận dược sự thú vị từ mỗi trận đấu, và còn khiến cho các người chơi nam nỗ lực tranh giành nhau hơn , thì lượng nữ vận động tham gia vào một giải đấu thể thao điện tử chuyên nghiệp còn chả khác gì đồ vật quý hiếm. Năm ngoái, WellPlayed còn tiến hành điều tra ở hai giải League of Legends và một giải Starcraft II, trong đó có 2040 tuyển thủ chọn giới tính nam, 69 người chọn giới tính nữ và 33 người chọn “other”. Hay nói cách khác, trong nhóm quần thể này, số lượng phái yếu có thể chính thức tham gia giải, có thể mang danh hiệu nữ tuyển thủ eSports chỉ chiếm khoảng 3% mà thôi.
Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 3
Ảnh minh họa
Đừng quên rằng, League of Legends là một miền đất tập trung khá đông quần thể gamer nữ. Hiện nay, tại những khu vực đã có server League of Legends riêng như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam, các bạn nữ đang trong độ tuổi học sinh, sinh viên chơi game MOBA này rất đông. Trong quá khứ, mọi người có nhận thức chung rằng phụ nữ tốt nhất là không nên chơi game, mặc dù họ có thể là đối tượng được gamer nam săn đuổi trong game, nhưng bên ngoài thực tế, các gamer nữ thường có chút kỳ quái, thêm vào đó là sự phân biệt giới tính trong nội bộ nhóm quần thể này.
Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 4
Ảnh minh họa
Đối với các bạn nữ muốn bước chân vào lĩnh vực thể thao điện tử chuyên nghiệp mà nói, hình thức phân biệt đối xử giới tính cũng không phải là cá biệt. Phụ nữ muốn trở thành tuyển thủ ở một team eSports chuyên nghiệp không những phải xem kỹ thuật, có lúc còn cần phải xem mặt, thậm chí là xem cả ngực nữa. Nữ tuyển thủ chuyên nghiệp Starcraft II là Kim “Eve” Shee-Yoon cho biết từ chính kinh nghiệm của mình rằng, ở lĩnh vực mà nam giới thống trị như eSports, nữ giới xinh đẹp và chơi hay đều quan trọng như nhau, bản thân quản lý team của cô cũng nói, lý do chính khiến cô được nhập đội là nhờ có kỹ thuật tốt cộng ngoại hình xinh xắn.
Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 5
Kim “Eve” Shee-Yoon
Tương tự như vậy, hầu hết video games hiện nay đều có tình trạng dương thịnh âm suy, trong danh sách 25 tựa game bán chạy nhất năm 2013 vừa qua, số game có nhân vật chính là nữ giới cũng chỉ là thiểu số.
Vậy tình trạng thực tế của phái nữ ở lĩnh vực thể thao điện tử chuyên nghiệp ra sao?
Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 6
Ảnh minh họa
So với người chơi nam, các bạn nữ có lẽ thật sự là đang “chơi” game, ví như vài người bạn gái mà tôi quen, họ có thể bỏ nhiều thời gian và công sức để thử nghiệm phối hợp đủ loại trang bị kỳ quái trong League of Legends, đôi khi chỉ vì để chụp được tấm ảnh màn hình rồi đem khoe trên mạng xã hội mà mua tới tận 5 đôi giày.
Trong thể loại game thi đấu vốn đề cao khái niệm thắng thua, tâm lý “chơi” như vậy tỏ ra không thích hợp. Nhìn chung, trình độ của game thủ nữ ở các game eSports thường không được cao, họ chỉ coi đó là 1 hình thức giải trí mà thôi.
Ngay cả đến những nữ tuyển thủ eSports chuyên nghiệp cũng gặp phải vấn đề trên, bởi vì trình độ thực tế giữa họ và các nam tuyển thủ có tồn tại 1 sự chênh lệch quá lớn, do đó mà ở những giải đấu danh tiếng chúng ta gần như chả bao giờ thấy bóng dáng 1 mỹ nhân nào. Chỉ có ở những giải đấu dành riêng cho nữ giới thì chúng ta cơ hội được chứng kiến tay nghề và cả sức đẹp của họ nữa.
Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 8
Ảnh minh họa
Hiện nay, eSports đã được chính thức công nhận là một bộ môn thể thao, sự phát triển của nó sẽ cần dựa trên cở sở số đông quần chúng làm cơ bản, thêm nữa là sự online hóa cũng khiến lượng người chơi nữ bắt đầu tăng trưởng. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà eSports vẫn chưa có hệ thống thi đấu hợp lý cho nam và nữ, do đó mà nhiều nữ tuyển thủ muốn đột phá vẫn phải ẩn dưới bóng của các nam tuyển thủ.
Hơn nữa, vận động viên eSports chỉ là công việc có tuổi thọ ngắn, người tham gia cần phải từ bỏ rất nhiều thứ, thêm vào đó thì nó cũng không phải là một nghề nghiệp được phần đông xã hội chú ý. Do vậy, ở lĩnh vực thể thao điển tử chuyên nghiệp, nữ giới chỉ có thể trở thành một vai phụ xinh đẹp mà thôi.
Game thủ nam thích FPS, game thủ nữ lại thích RPG
Nam giới và nữ giới đều yêu thích game, đó có lẽ là chuyện không có gì mới lạ nhưng chuyện họ bị cuốn hút hơn vào những thể loại game khác nhau thì không phải ai cũng biết. Theo nghiên cứu mới được thực hiện bởi cơ sở SuperData cho thấy, phụ nữ chiếm tới 57,8% lượng người chơi game mobile, 53,6% thị trường game nhập vai (RPG) và 50,2% thị trường PC (bao gồm cả game social ). Ngược lại, đàn ông lại đóng góp 66% lượng người chơi game online , 66% người chơi game FPS và 63% người chơi console kỹ thuật số.
Tỷ lệ người chơi nam giới và nữ giới ở các thể loại khác nhau theo nghiên cứu của SuperData
Tỷ lệ người chơi nam giới và nữ giới ở các thể loại khác nhau theo nghiên cứu của SuperData
Theo như SuperData chia sẻ, dữ liệu trên được thu thập và tổng hợp từ vài nghiên cứu trong năm 2014, mỗi nghiên cứu được thực hiện ít nhất trên 1,000 người. Phát hiện trên cũng nằm trong bản báo cáo thị trường game online 2014 của SuperData Research, trong đó sản phẩm League of Legends đang nắm danh hiệu game online có doanh thu cao nhất thế giới, và bao gồm dữ liệu về nhiều thể loại game khác nhau như MOBA, MMOFPS, MMORPG, game đua xe online, game thể thao online, game khoa học viễn tưởng online, game chơi bài ảo, mô phỏng xã hội và thế giới ảo.
Bên cạnh đó, chúng ta còn biết được rằng trong số người chơi game tại Mỹ ở độ tuổi từ 18 trở lên, có 22% nằm trong độ tuổi 26 – 30, và 20% năm trong độ tuổi 21 – 25, mức lượng chung bình của người chơi Mỹ là 55,000 USD mỗi năm, và tổng tỷ lệ người chơi là 60% nam giới, 40% nữ giới.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Phụ nữ đang khép dần khoảng cách giới tính gamer khi họ đang đại diện cho đa số người chơi ở những thể loại game khác nhau”, đại diện SuperData nói. “Phụ nữ đang chiếm gần nữa lượng người chơi game online, trái ngược với những gì người ta vẫn nghĩ trước đây. Người chơi trong độ tuổi 18 – 30 đại diện cho 50% người chơi game online tại Mỹ. Họ là nhóm tuổi có lượng người chơi đông nhất, nhiều người trong số đó đã chơi game online từ khi còn nhỏ và đang tiếp tục đóng góp lúc đã trưởng thành. Thế hệ này sẽ giúp mở rộng thị trường có độ tuổi lớn”.

Tin liên quan

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Mua thẻ oncash đa năng online



Bạn là một game thủ lâu năm hay đang bắt đầu chơi game online để giải trí? Bạn là người Việt Nam đang công tác tại nước ngoài, bạn đang thư giãn với game “Vương quốc bay” hay các game Việt online khác của VDC – Net2E hay Sgame phát hành? Tài khoản game của bạn dường như đang cạn, bạn cần mua ngay một chiếc thẻ Oncash đa năng để nhanh chóng nộp vào game. Bạn tốn rất nhiều  thời gian và công sức để gửi tiền về nước nhờ  bạn bè ở Việt Nam mua thẻ, và nhiều cách phiền toái khác.   Từ nay việc mua thẻ nạp game sẽ không còn khó khăn như trước nữa,  tôi sẽ mách nhỏ cho bạn một  địa chỉ mua thẻ  Oncash online an toàn, tiện lợi – đó là trumthe.com. 

Trumthe.com là website chuyên bán thẻ game online, nạp game uy tín, an toàn nhất thị trường, được hàng ngàn game thủ tin dùng từ khi mới chập chững bước vào nghề  và các loại thẻ điện thoại.

Hiện trên trumthe.com bán thẻ game online các loại như: thẻ Zing, thẻ Gate, thẻ Vcoin, thẻ Garena, thẻ Oncash, thẻ @cash,… và thẻ điện thoại online như: thẻ Viettel, thẻ Vinaphone, thẻ MobiFone, … đủ các mệnh giá, dùng để nạp và chơi các loại game Việt online của nhiều nhà phát hành khác nhau.




Trong đó, thẻ Oncash là thẻ game dùng để chơi các game của VDC-Net2E hay Sgame phát hành như: Con đường tơ lụa, Đế Chế, Vương Quốc Bay, OneGame.vn, Đắc Kỷ, Đại Gia, …. Hiện trên trumthe.com chỉ bán một loại thẻ Oncash 200 duy nhất với giá rẻ bất ngờ. Khi mua thẻ Oncash online bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn so với các loại thẻ viễn thông như: thẻ Viettel, thẻ MobiFone, thẻ Vinaphone. Cụ thể, khi nạp thẻ Oncash 200 online bạn sẽ nhận được 2.000 Oncash trong tài khoản game của mình, thay vì chỉ nhận được  1.900 Oncash khi nạp các loại thẻ viễn thông.
Trumthe.com là đại lý chính thức của công ty Net2E, cung cấp thẻ Oncash chính hãng cho bạn, bạn hoàn toàn yên tâm về giá cả cũng như chất lượng nhé. Với trumthe.com, việc tìm mua thẻ Oncash online không còn khó khăn nữa. Hiện trumthe.com hỗ trợ bạn các phương thanh toán trực tuyến cực nhanh như: mua thẻ Oncash online qua Visa hay Mastercard( OnePay), mua thẻ Oncash online qua Paypal hoặc chuyển khoản qua Commonwealth bank(nếu bạn có tài khoản ở Úc).
Sau đây tôi sẽ hướng dẫn bạn cách mua thẻ Oncash online đơn giản chỉ có tại trumthe.com:
-          Bước 1: Chỉ cần tạo một tài khoản mua hàng trên trumthe.com
-          Bước 2: Đăng nhập và chọn mua thẻ Oncash online bằng cách nhấn “Mua” ngay cạnh thẻ.
-          Bước 3: Thanh toán cho đơn hàng bằng cách chọn một trong các phương thức thanh toán mà trumthe.com hỗ trợ.
-          Bước 4: Chúng tôi gửi mã thẻ cho bạn sau vài phút xác nhận đơn hàng và bạn check mail hay nhấn “Lấy thẻ” ngay trên website để nhận mã thẻ nhé.
Bạn hãy liên hệ ngay cho trumthe.com để được hỗ trợ mọi lúc,mọi nơi.
Yahoo: trumhelp.
Skype:trumthe.
Email: trumthe@demandevi.com.
Phone: +1-408-844-4599 (USA) / +61-3-9005-5699 (AU).
Hoặc pm support trên trumthe.com
Chúc các bạn giải trí vui vẻ!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

TRUMTHE.COM: Những sự kiện đình đám nhất làng game Việt trong năm 2014

Trumthe.com website bán thẻ game online,bán thẻ điện thoại online,giao dịch items,giao dịch account game an toàn và uy tín cho các bạn game thủ Việt ở nước ngoài,thanh toán qua Paypal,thanh toán bằng credit card,debit card hoặc chuyển khoản Commonwealth Bank (đối với khách hàng ở Australia)

Cuộc chiến đang diễn ra? Làm sao để được chơi liên tục mà không lo hết tiền trong tài khoản? 

 
Zing Game, VTC Game, SOHA Game, FPT Game - những nhà phát hành game hàng đầu đang thu hút hàng triệu thành viên chơi mỗi ngày. Và trumthe.com ra đời, đáp ứng cho game thủ về khâu tài khoản - mua thẻ game online chỉ trong 3 phút.
 
Tiếp tục ngay cuộc chơi đang hồi gay cấn. Mua thẻ game ngay trên máy tính. Đơn giản hơn và nhanh chóng hơn. Chúng tôi có các loại thẻ như: thẻ điện thoạithẻ zingzing xuthẻ gatethẻ vcointhẻ oncash đa năngthẻ garena...

Trong năm 2014 sắp qua đi, có những sự kiện đã đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của làng game Việt. Hãy cùng chúng tôi điểm lại những sự kiện đình đám bậc nhất này khi năm 2014 chỉ còn được tính bằng ngày.

FPT giải thể mảng game online
Vào đầu tháng 11, thông tin về việc mảng game online của FPT Online có thể sẽ giải thể, ngừng hoạt động mảng dịch vụ game online lan tràn và khiến cho nhiều game thủ đang tham gia vào các sản phẩm do NPH này phân phối tại Việt Nam cảm thấy lo lắng.
Nhiều khả năng FPT sẽ dừng kinh doanh mảng game online.
Theo ghi nhận trên diễn đàn của một số game online do FPT phát hành thì có rất nhiều game thủ đang lo ngại rằng các trò chơi mình tham gia sẽ sớm bị đóng cửa và tất nhiên là tài khoản dày công chăm sóc bấy lâu của họ cũng sẽ biến mất theo.
Kỳ thực sau việc phát hành những tựa game online không có được những thành công như dự kiến, cộng với việc những game online được coi là lá cờ đầu, những sản phẩm đem lại doanh thu chính cho mảng game online của FPT như Thiên Long Bát Bộ bị đổi chủ về tay VNG, hay MU Online phải ngừng hoạt động đã khiến cho số phận của một trong "Tứ trụ" làng game Việt trở nên cực kỳ bấp bênh.
Tân Thiên Long đổi chủ
Ngay trước khi FPT Online tuyên bố giải thế mảng game online tại Việt Nam, thì một sự kiện không kém phần đình đám đã diễn ra vào tháng 08/2014 với việc FPT Online để mất bản quyền phát hành Thiên Long Bát Bộ về tay VNG.
Là một trong những game online già đời tại Việt Nam, Thiên Long Bát Bộ đã có tới 7 năm tung hoành tại thị trường. Mặc dù huyền thoại này đã qua thời đỉnh cao song trò chơi vẫn có một lượng người chơi đông đảo và hết sức trung thành.
Thiên Long Bát Bộ vẫn thu 15 tỷ VNĐ mỗi tháng tại Việt Nam 2
Theo nguồn tin riêng của chúng tôi thì cách đây không lâu, doanh thu hàng tháng của Thiên Long Bát Bộ vẫn rất cao, đang dao động trong khoảng 8~9 tỷ VNĐ, một con số được coi là lớn đối với nhiều game online đang vận hành tại Việt Nam.
Trên thực tế, cách đây chưa lâu, chúng tôi cũng đã đăng tải thông tin về doanh thu hàng tháng của một số tựa game online tại Việt Nam, như Võ Lâm Truyền Kỳ (khoảng 11 tỷ VNĐ), Liên Minh Huyền Thoại (khoảng 20 tỷ VNĐ)... và điều này chứng tỏ Thiên Long Bát Bộ vẫn đang hoạt động khá ổn định tại nước ta, dù lượng người chơi mới tham gia vào game là không nhiều.
Thiên Long Bát Bộ và 07 cái tên chấn động giang hồ
Như vậy có thể khẳng định rằng không phải FPT Online đã cố đẩy Thiên Long Bát Bộ đi vì doanh thu của game online này đã sụt giảm xuống thấp ngay sau khi ra phiên bản mới. Nguyên nhân của sự chuyển giao này đến từ NSX trò chơi và sự cạnh tranh của phía VNG.
Được biết ChangYou đã thay đổi quyết định vào phút chót không ký hợp đồng với FPT nữa. Có lẽ NSX Trung Quốc cảm thấy không thể tiến triển hơn với NPH cũ và muốn tìm cơn gió mới từ VNG.
Giải đấu DOTA 2 đầu tiên cho người Việt
Vào những ngày cuối năm 2013, đầu năm 2014, giải DOTA 2 đầu tiên dành riêng cho người Việt đã chính thức khởi tranh. Với tên gọi DOTA 2 Vietnam Champion League, giải đấu lần đầu tiên được Valve công nhận dành riêng cho người Việt này đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ cả những game thủ chuyên nghiệp lẫn cộng đồng hâm mộ DOTA 2 tại Việt Nam.
Giải DOTA 2 hấp dẫn sẽ gây sốt cộng đồng Việt Nam trong những ngày tới 2
Cùng với sự phát triển của giải đấu thì cũng là sự tăng nhanh về số lượng đội chơi DOTA 2 nhận được tài trợ và hướng mình theo con đường chuyên nghiệp như các đồng nghiệp bên LOL, điển hình có thể kể đến Imba Gaming tại Hà Nội, Aces Gaming tại Hồ Chí Minh… tham gia và tranh tài ở các giải đấu lớn nhỏ không chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài.
Trong những năm gần đây, phong trào eSports đang được đẩy mạnh tại Việt Nam dẫn đến xu hướng chơi game chuyên nghiệp cũng bắt đầu xuất hiện. Nhiều người chơi bây giờ không chỉ đến các quán net để chơi với mục đích giải khuây và “cày kéo” như trước nữa, mà họ thực sự nghiêm túc với “sự nghiệp” game của mình.
Server DOTA 2 dành riêng cho Việt Nam: Sẽ không chỉ là ước mơ 1
Cuối cùng thì phải nói đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các kênh stream tường thuật về DOTA 2 (PewPew Studio, ESV Studio, MM Studio) với số lượng người xem đông đảo, đặc biệt có khi lên đến chục ngàn người cùng theo dõi 1 trận đấu có sự hiện diện của các đội chơi nổi tiếng thế giới tại các giải đấu lớn quốc tế là minh chứng hùng hồn khác cho sự phát triển tuyệt vời của cộng đồng DOTA 2 Việt Nam.
Hiện tượng Flappy Bird
Nhiều người có thể không tin, thế nhưng Flappy Bird , một trong những tựa game mobile đã và đang xếp hạng đầu tại những cửa hàng ứng dụng di động như AppStore hay PlayStore được làm nhờ vào bàn tay của người Việt Nam. Hơn thế nữa, tựa game đang gây sốt này lại được hoàn thiện bởi duy nhất một con người.
Flappy Bird – Màn tra tấn “gây nghiện” 1
Nếu chưa thưởng thức tựa game, nhiều người sẽ nghĩ rằng đây đơn thuần chỉ là một tựa game indie với lối chơi gây nghiện. Từ trước tới nay không thiếu những game indie như vậy lôi cuốn sự chú ý của cộng đồng game thủ tại Việt Nam nói riêng cũng như trên thế giới nói chung. Tuy nhiên khi đã thực sự trải nghiệm tựa game này, người chơi mới thấy được sức hút của nó lớn đến chừng nào.
Rõ ràng, sự bùng nổ của game mobile mà đỉnh cao chính là cú hích mạnh mẽ của Flappy Bird đánh cho một thời kỳ mới, một phong cách làm game hoàn toàn mới: game không có nội dung hay có thể tạm gọi là game "chết não".
Mạn đàm về những con người làm game Việt 4
Sự thành công bất ngờ của Nguyễn Hà Đông nhanh chóng khiến cho các Studio game mobile trước đây nhận ra rằng, nhu cầu giải trí trên điện thoại khác khá xa máy tính, và phần lớn game thủ điện thoại cần thứ gì đó giải trí nhanh gọn, có tính thử thách và đặc biệt là không cần động não quá nhiều. Flappy Bird đặc biệt thành công cũng 1 phần vì lỗi chơi hoàn toàn không cần động não tư duy và đặc biệt là hoàn toàn không có cốt truyện.
Mạn đàm về những con người làm game Việt 5
Và như thế là, hàng loạt những game mobile với lối chơi tương tự như Flappy Bird lần lượt được các nhà làm game trong nước sản xuất với tốc độ ào ạt chẳng thua kém gì những chiếc xe đua cả.

Tin liên quan

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

TRUMTHE.COM: Mùa event game online sắp tới, game thủ Việt cần nhớ điều gì?


Trumthe.com website bán thẻ game online,bán thẻ điện thoại online,giao dịch items,giao dịch account game an toàn và uy tín cho các bạn game thủ Việt ở nước ngoài,thanh toán qua Paypal,thanh toán bằng credit card,debit card hoặc chuyển khoản Commonwealth Bank (đối với khách hàng ở Australia)

Zing Game, VTC Game, SOHA Game, FPT Game - những nhà phát hành game hàng đầu đang thu hút hàng triệu thành viên chơi mỗi ngày. Và trumthe.com ra đời, đáp ứng cho game thủ về khâu tài khoản - mua thẻ game online chỉ trong 3 phút.
 
Tiếp tục ngay cuộc chơi đang hồi gay cấn. Mua thẻ game ngay trên máy tính. Đơn giản hơn và nhanh chóng hơn. Chúng tôi có các loại thẻ như: thẻ điện thoạithẻ zingzing xuthẻ gatethẻ vcointhẻ oncash đa năngthẻ garena...

   

Khoảng thời gian cận Tết Âm lịch là mùa event lớn của làng game Việt. Những game thủ Việt cũng sẽ chìm đắm trong rất nhiều những sự kiện đến từ game online mà họ hâm mộ

Chỉ còn vài ngày nữa, không chỉ cộng đồng game thủ của làng game Việt mà còn cả cộng đồng sẽ có những dịp lễ từ Giánh Sinh, Tết Dương lịch cho tới Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với một đất nước đậm truyền thống phương Đông như chúng ta, thời điểm Tết Âm lịch là khoảng thời gian sum họp gia đình, mọi người cùng chúc nhau sức khỏe và may mắn trong cả năm sắp tới.
Cái Tết của game thủ Việt 2
Cơ bản là vậy, nhưng khoảng thời gian này, rất nhiều doanh nghiệp đánh vào việc mua sắm Tết để tung ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm mục đích kích cầu từ người tiêu dùng, vốn đang lựa chọn để tìm ra những món đồ phục vụ cho “ba ngày Tết”.
Không trái với quy luật, cũng trong thời điểm này, các nhà phát hành game online Việt Nam đã và đang rục rịch triển khai hàng loạt những sự kiện trong game thu hút người chơi tham gia để đổi lại những phần quà giá trị cả trong cũng như ngoài game. Bên cạnh kỳ nghỉ hè, nói không ngoa, khoảng thời gian từ cuối năm cho tới thời điểm cận Tết Âm lịch là mùa event lớn của làng game Việt.
Từ nạp thẻ đến cày cuốc
Những event trong game online tại nước ta có rất nhiều biến tấu khác nhau để thu hút game thủ. Đó có thể đơn thuần là đua top trong một khoảng thời gian ngắn, những game thủ có thành tích tốt nhất sẽ có được những phần quà “xứng đáng với công sức” mà họ đã bỏ ra, ít nhất đó cũng là những gì các NPH hứa hẹn.
Picture 6
Chính vì vậy, nếu bạn không phải là người có nhiều bạn bè thì tốt nhất là ta nên dồn sức vào công cuộc cày kéo cho nhân vật trong game. Chắc chắn, những nỗ lực của bạn trong dịp Tết này sẽ được đền bù xứng đáng khi nhân vật trong thế giới ảo sẽ gia tăng sức mạnh một cách đáng kể.
Nhưng ở một thị trường mà game miễn phí đang sở hữu ngôi vị độc bá, thì muốn cày nhanh, game thủ chẳng còn cách nào khác ngoài… nạp thẻ cả. Khó có thể phàn nàn thêm về điều này, vì dù sao việc nạp thẻ cũng là cách gần như duy nhất để các NPH có được doanh thu khi làm game.
Mùa hè đã tới, dân cày Việt cần chú ý những gì? 3
Thậm chí một vài tựa game sẽ còn đưa ra những event “thẳng thắn” hơn, thay vì núp dưới danh nghĩa cày game. Đó là tung ra hàng loạt những vật phẩm hot, đem lại sức mạnh ghê gớm cho nhân vật trong game. Dĩ nhiên để sở hữu chúng không đơn giản. Chính vì vậy việc đốt bạc triệu vào các Event Tết của game thủ Việt hoàn toàn không phải điều quá xa lạ và hiếm gặp.
Không thiếu scandal
Chẳng riêng gì các event Tết, mà từ trước tới nay không ít nhà phát hành đã phải chịu tai tiếng sau những sự kiện in game do khiếu nại từ game thủ tham gia.
Từ việc bị tố cáo không công bằng, đến cả việc “bùng giải thưởng” của game thủ được xướng danh, những vấn đề như thế này đã khiến cho không ít game thủ quyết định quay lưng với các event nói chung, cũng như những event trong dịp Tết của các game online nói riêng.
Điểm danh những quán net ấn tượng khu vực TP. Hồ Chí Minh
Chính vì thế, game thủ sẽ cần phải tỉnh táo trước những event được quảng cáo một cách đầy hấp dẫn từ những tựa game online tại Việt Nam hiện nay. Việc đọc kỹ những điều khoản cũng như quy định của event sẽ giúp game thủ Việt tránh khỏi tình trạng bị “hớ” trước những sự kiện in-game với nội dung đại loại như nạp càng nhiều thẻ thì khả năng trúng thưởng càng cao.
Cân bằng giữa thực và ảo
Cả năm trời chúng ta chỉ có một cái Tết. Đây cũng là dịp bạn có thể gặp gỡ đám bạn cũ của mình. Đừng ngại dành vài ngày để tụ họp, đi chơi với lũ bạn bởi nếu vào trong năm, chúng ta sẽ chẳng còn cơ hội để gặp lại nhau. Thậm chí, một chuyến du lịch xa cũng sẽ giúp cho bạn có được những kỉ niệm đẹp về quãng đời học sinh, sinh viên, thay vì việc chỉ có suốt ngày cắm đầu vào màn hình máy tính.
Cái Tết của game thủ Việt 3
Quãng thời gian nghỉ Tết cũng là dịp để chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và người thân. Cố gắng làm một chút công việc nhà, dọn dẹp nhà cửa hay cùng gia đình đi thăm thú một vài địa điểm đẹp cũng sẽ đặc biệt giúp cho bạn cảm nhận được không khí Tết ấm áp. Hơn thế nữa, thời tiết đã ấm dần lên, trời quang và không mưa, rất thuận tiện cho những hoạt động ngoài trời.
Trái lại, với những game thủ cứng cựa, hết lòng vì tựa game mà họ yêu thích, thì việc tham gia những event đầy hấp dẫn cũng là một lựa chọn không tệ chút nào. Tuy nhiên việc cân bằng giữa cuộc sống thực, với bạn bè, gia đình, và nhân vật trong game là điều không thể làm ngơ.

Tin liên quan

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS